Chính thức nhận đặc chổ Căn Hộ Sky Dream với nhiều chính sách ưu đãi dành cho khách hàng như.
  • Được quyền chọn căn đẹp.
  • Được hưởng các chính sách đặc biệt mà những khách hàng đặc chổ đầu tiên mới có
  • Giá ưu đãi, rẻ hơn rất nhiều so với các đợt tiếp theo
  • Cơ hội đầu tư sinh lời rất cao

Hãy liên hệ với nhân viên kinh doanh dự án để được hưỡng những ưu đãi tốt nhất.
Lưu ý dành cho khách hàng.
Trước khi mua hãy tham khảo đầy đủ thông tin về dự án hãy đặt chổ.
  • Gọi điện cho nhân viên tư vấn.
  • Hõi rỏ về thông tin căn hộ.
  • Trực tiếp tham quan dự án rồi hãy quyết định.
  • Khi tham quan nhà mẫu hãy liên hệ với nhân viên tư vấn trước khi tham quan
Chúc quý khách chọn lựa cho mình một căn hộ ưng ý
Nguồn:Căn Hộ Sky Dream Chính Thức Nhận Đặc Chổ

Dự đoánn trong năm nay, các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới tại Tp.HCM sẽ được hồi sinh. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, thành phố cần lưu ý tuân thủ quy hoạch chung đã được phê duyệt.
Đại diện CBRE Việt Nam, ông Marc Townsend - Tổng giám đốc điều hành từng đưa ra dự báo, năm 2016, Tp.HCM sẽ chứng kiến sự xuất hiện trở lại của các dự án khu đô thị. Với sự thay đổi diện mạo của khu trung tâm Tp.HCM trong giai đoạn 2016 - 2018, các dự án BĐS hạng sang và cao cấp sẽ có nhiều triển vọng. Và năm nay, có thể giá đất sẽ chạm ngưỡng 30.000 USD/m2 tại các vị trí đắc địa của Tp.HCM.

Dự báo trên của CBRE cũng phù hợp với nhận định của nhiều chuyên gia và thực tế về các siêu dự án đô thị dự định triển khai trong năm 2016 ở khu trung tâm Tp.HCM. Chẳng hạn như Dự án Khu đô thị mới tại Tiểu khu cảng Quận 4 (tại các phường 12, 13, 18) triển khai trên khu đất 45ha dự kiến khởi công vào giữa năm nay.


Tp.HCM nên phát triển các khu đô thị theo mô hình đa tâm
Hay một dự án khác là khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa diện tích khoảng 430ha nằm tại địa bàn quận Bình Thạnh, vốn được quy hoạch từ hơn 20 năm nay, đến cuối năm 2015 UBND Tp.HCM mới tìm được chủ đầu tư mới là Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC (Dubai). Được biết dự án này có tổng vốn đầu tư khoảng 30.700 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong vòng 50 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng. Trong đó, giai đoạn 1 của dự án (2016-2020) sẽ tập trung hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng các công trình kỹ thuật chính.

Trong khi đó, tại khu Tây Bắc thành phố (gồm các huyện Hóc Môn, Củ Chi, tiếp giáp với tỉnh Tây Ninh và Long An), chính quyền cũng đang cố gắng dành ra quỹ đất lớn (vào khoảng 10.000ha) để triển khai các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, giáo dục nhằm đẩy nhanh việc phát triển khu vực đô thị mới trong vòng 5 năm tới.    

Phát triển theo mô hình đa tâm
KTS. Trần Chí Dũng, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Tp.HCM cho rằng, phát triển hệ thống trung tâm đô thị tại Tp.HCM cần theo mô hình đa tâm. Trong đóng, các khu đô thị mới phải có sự gắn kết với vùng Tp.HCM, đồng thời kiểm soát được tình trạng đô thị hoá tự phát.

Theo ông Dũng, việc phát triển này nên theo mô hình tổ chức đô thị kiểu 'đa cực', mở rộng đô thị hoá ra vùng ven và các huyện ngoại thành; hình thành nên các khu đô thị mới, từ đó hỗ trợ phát triển các đô thị đối trọng, vệ tinh trong vùng, góp phần giãn lượng dân đang tập trung quá cao ở nội thành.

Còn TS. Nguyễn Minh Hoà, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Tp.HCM thì cho rằng, Tp.HCM cũng nên hạn chế xây thêm các cao ốc ở trung tâm, thay vào đó nên khuyến khích các nhà đầu tư phát triển dự án ở khu vực ngoại thành. Chính quyền thành phố cũng nên tạo điều kiện và ban hành chính sách ưu đãi để các nhà đầu tư thuận lợi trong việc dịch chuyển, lựa chọn phát triển các dự án ra phía ngoài.

Mặc dù vậy, ông Hoà cũng đánh giá đây là vấn đề rất khó khăn vì các nhà đầu tư nước ngoài hầu hết đều không muốn ra ngoại thành. Bởi lẽ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở khu vực trung tâm đều đã có sẵn. Thậm chí, có không ít dự án dù làm gia tăng dân số rất nhanh nhưng lại không thể khống chế được do nó đã vượt quá tầm kiểm soát của Thành phố.

Giới chuyên gia thì cho rằng, Tp.HCM phải xây dựng chương trình phát triển đô thị theo quy hoạch chung đã được phê duyệt. Cụ thể là xác định các khu vực phát triển đô thị, kế hoạch thực hiện, nguồn lực đầu tư… Bên cạnh đó, thành phố cũng cần xây dựng các đô thị mới với các chỉ tiêu, tiêu chí quy hoạch tiên tiến, sử dụng nhiều quỹ đất cho công trình công cộng và hạ tầng đô thị.        

(Theo Báo Đấu thầu) 
Trong buổi trao đổi gần đây với báo chí, ông Stephen Wyatt – Tổng giám đốc JLL Việt Nam đã chia sẻ quan điểm của mình về tác động tích cực và những khó khăn trong việc đưa chính sách cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam đi vào thực tế.
- Vấn đề mở cửa cho người nước ngoài mua nhà năm 2016 sẽ phát triển theo xu thế nào vẫn là một dấu hỏi. Ông có thể cho biết quan điểm của mình?

Chính sách mới cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam có hiệu lực từ tháng 7/2015 đã có tác động tích cực đến thị trường BĐS trong thời gian gần đây. Rõ ràng là từ khi chính sách mới có hiệu lực, JLL ghi nhận doanh số bán nhà cho người nước ngoài có tăng lên rõ rệt, và tỷ lệ bán hàng tại nhiều dự án cũng tăng lên đáng kể. Như trong một số báo cáo được công bố của JLL, tổng số căn hộ bán ra trên thị trường năm 2015 tăng gấp đôi năm 2014, một phần là nhờ vào sự tăng mạnh cả nguồn cung và cầu, cũng như sự hỗ trợ tích cực từ các ngân hàng thương mại cho các chủ đầu tư và người mua nhà. Chúng tôi dự báo, xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2016 và câu chuyện về người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cũng vẫn là chủ đề được quan tâm. Chúng tôi cho rằng sẽ có thêm sự quan tâm hơn nữa từ các nhà đầu tư trong khu vực quan tâm vào BĐS Việt Nam.


- Hiện có nhiều ý kiến trái chiều về sự phát triển của chính sách này. Một bên cho rằng Nhà nước đã có những động thái tích cực nới lỏng điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, một bên cho rằng còn nhiều mâu thuẫn về việc chuyển khoản tiền mua nhà ở từ ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam; cũng như thủ tục vay của các tổ chức tín dụng, ông nghĩ thế nào?

Liên quan đến chính sách mới cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, chúng tôi tin rằng chính sách này hoàn toàn có tác động tích cực, đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam đến sự phát triển của thị trường BĐS trong nước, và thực tế cũng đang mang lại nhiều kết quả tốt.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thực thi chính sách mới này. Những hướng dẫn thực thi còn chưa rõ ràng và cụ thể đối với người nước ngoài đặc biệt là đối tượng chưa sinh sống tại Việt Nam trong một thời gian đủ dài, và còn nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề chuyển tiền để mua nhà và các điều kiện liên quan đến hỗ trợ tài chính từ ngân hàng. Trên thực tế chưa có nhiều ngân hàng mạnh dạn trong việc hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các thủ tục cần thiết để tiến hành mua BĐS tại Việt Nam.

Chúng tôi cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức tín dụng cũng như nhà phát triển dự án trong việc thu hút và mở rộng đối tượng mua nhà tại Việt Nam. JLL cũng đã, đang và sẽ tiến hành tổ chức các sự kiện tại thị trường các nước trong khu vực để giới thiệu các sản phẩm BĐS trong nước và cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài. Môt phần cũng vì thị trường các nước trong khu vực như Singapore và Hong Kong không còn sự hấp dẫn như trước, một phần nhờ vào chính sách nới lỏng cho phép người người ngoài sở hữu BĐS tại Việt Nam.

- Trong hai tháng đầu năm 2016, số lượng người nước ngoài xuống tiền mua nhà tại hai thành phố lớn Hà Nội và Tp.HCM có biến chuyển tích cực không?

Chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà cũng mới được áp dụng gần đây. Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn triển khai việc cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS tại Việt Nam vừa mới có hiệu lực từ tháng 12/2015. Khi chính sách này ra đời, yếu tố tích cực là thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư BĐS, tuy nhiên chính sách này có làm cho việc xuống tiền để mua nhà hay không, thì vẫn còn khiêm tốn. Hiện tại con số người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam nếu so với các nước trong cùng khu vực là không nhiều.

- Ông nhận xét gì về chính sách mở cửa cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam, có sự khác biệt nào so với các nơi khác?

Ta có thể so sánh với Indonesia vì chính phủ nước này cũng vừa mới triển khai chính sách cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS. Về cơ bản thì người nước ngoài cũng sẽ có những quyền tương tự với người Indonesia trong việc mua căn hộ. Thời gian sở hữu căn hộ là tổng cộng 80 năm, đầu tiên được cấp 30 năm, sau đó gia hạn tiếp 20 năm và gia hạn lần cuối cùng là 30 năm. Tuy nhiên chính sách này tác động rất nhỏ đến thị trường BĐS trong nước, vì yêu cầu để được mua nhà là phải có thị thực/giấy phép làm việc tại Indonesia một cách liên tục, nếu không thì BĐS sẽ bị thu hồi. Sẽ không có nhiều người nước ngoài chịu ở lại Indonesia liên tục 80 năm để có thể tiếp tục sở hữu BĐS đã mua đó.

Có thể nói rằng điều kiện cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam thoáng hơn, vì sau đó có thể chuyển nhượng cho người khác. Điều này có tác động đến thị trường BĐS trong nước vì sẽ thúc đầy nhu cầu đầu tư cũng như mong muốn sở hữu BĐS tại Việt Nam của nhiều người nước ngoài.

- Xin cảm ơn ông!

Phương Uyên (ghi)
(Theo Nhịp sống thời đại)
Nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính đều có chung nhận định, Ngân hàng nhà nước cần phải có sự phân chia hệ số và hạn mức vay cụ thể cho từng phân khúc BĐS khi quyết định áp dụng Thông tư 36 vào hoạt động tín dụng của thị trường hiện tại.
Tổng giám đốc JLL Việt Nam, ông Stephen Wyatt cho rằng, việc chính phủ đã ban hành dự thảo sửa đổi thông tư 36 và khi thông tư này được đưa vào áp dụng thì chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng đến thị trường BĐS. Cụ thể, lượng tiền cho vay tăng từ 18 – 20% trong năm 2015, nghĩa là thông tư này được đưa ra như biện pháp giúp kiểm soát và giảm bớt việc cho vay. Về mặt lí thuyết, thông tư được đưa ra là hợp lí vì hiện tại lượng tín dụng đưa vào thị trường đã tăng lên rất nhiều, tất yếu cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên Wyatt cho rằng, thay vì áp dụng đồng thời trên mọi đối tượng, chính phủ nên xem xét và áp dụng thông tư này cho từng trường hợp cụ thể. Thông tư 36 được đưa ra có mục đích chính là cố gắng giảm thiểu rủi ro cho thị trường BĐS cũng như các nhà đầu tư có nguy cơ mất kiểm soát trong các khoản nợ. Vì vậy, nên dựa vào tình hình của từng cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư cụ thể để áp dụng thông tư 36 theo cách phù hợp nhất.


Thông tư 36 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp BĐS vẫn đang được dư luận quan tâm. Trong ảnh là một dự án BĐS được giới thiệu tại Tp.HCM. Ảnh: Phương Uyên
Nếu xem xét tình hình ở nhiều quốc gia có quy trình phát triển tương tự trên thế giới, ví dụ như đối với những nhà đầu tư hiện đang có khoản nợ rất lớn cũng như có tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao, thì có thể xem xét giảm mức cho vay. Ngược lại đối với các nhà đầu tư đang hoạt động hiệu quả, thì nên tạo điều kiện giúp họ được tiếp tục vay.

“Chúng tôi nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu Thông tư 36 được áp dụng linh hoạt với từng trường hợp cụ thể thay vì áp dụng chung cho toàn bộ các đối tượng. Thực tế, thị trường BĐS mới bắt đầu phục hồi từ khoảng giữa năm 2014 và có sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2015. Tức là thị trường vẫn đang trong giai đoạn đầu của sự phục hồi sau khó khăn kéo dài nhiều năm, vì thế sẽ là hơi sớm để bắt đầu đưa ra các biện pháp làm “hạ nhiệt” thị trường. Lấy ví dụ tại Singapore hay ngay cả Hồng Kong khi thị trường đã phát triển quá 'nóng', thì chính phủ và ngân hàng nhà nước mới bắt đầu đưa ra các biện pháp để giúp “hạ nhiệt” thị trường. Thị trường Việt Nam hiện tại vẫn chưa đến mức cần phải hạ nhiệt đồng bộ. Theo chúng tôi, giai đoạn này thị trường cần duy trì sự tăng trưởng ổn định và bền vững hơn là sự thay đổi quá đột ngột dẫn đến tình trạng bong bóng như trước đây”, ông Wyatt chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho rằng, nhà nước vẫn nên giữ lại mức trần và tỷ lệ rủi ro cũ là 60% và 150% đối với cho vay của phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá dưới 1 tỷ đồng. Hiện sự điều chỉnh chỉ nên áp dụng đối với phân khúc trung - cao cấp và hạng sang. Nên định hệ suất rủi ro phù hợp với từng phân khúc giá cụ thể, có như vậy nhà nước mới khuyến khích doanh nghiệp đi vào các phân khúc đáp ứng nhu cầu thực của thị trường hiện tại như nhà ở xã hội và nhà giá rẻ được.

Ở góc độ tài chính, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng, thông tư 36 sẽ phần nào giúp cán cân cung – cầu của thị trường hài hòa hơn. Từ năm 2015 thị trường đã có dấu hiệu lệch pha khi mà số dự án nhà ở xã hội và nhà thương mại giá rẻ đáp ứng cho nhu cầu mua thực của đại bộ phận khách hàng ngày càng ít đi thay vào đó là sự hình thành và phát triển hàng loạt dự án cao cấp, vượt trên sức mua và khả năng tiêu thụ thực của thị trường. Việc ngân hàng điều chỉnh lại các tỷ lệ rủi ro và hệ số cho vay tuy ít nhiều gây bất lợi cho người đi vay, cho ngân hàng và các nhà đầu tư BĐS, nhưng nói chung lại có lợi cho nền kinh tế, đặc biệt làm lành mạnh hóa thị trường trong thời điểm này. Sự điều chỉnh này sẽ chấn chỉnh các chủ đầu tư cũng như giới đầu tư, đầu cơ căn hộ cao cấp, định hướng phát triển vào nhu cầu thực của thị trường là những dự án ở phân khúc dành cho người thu nhập thấp, trung bình hay người nghèo.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chắc chắn có những lý do và mục đích để điều chỉnh các giới hạn, tỷ lệ liên quan đến việc cho vay đối với BĐS. Trong khi thị trường BĐS tuy đã phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững, cung – cầu vẫn chưa thực sự gặp nhau. Như vậy, sự can thiệp từ các chính sách tín dụng là điều cần thiết và hợp lý để đưa thị trường BĐS phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay.

Trước tác động của Thông tư 36, các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư cũng như cá nhân đang có ý định mua nhà đất là cần phải nhận thức rõ về khả năng tài chính của mình và phải chắc chắn chi trả được cho các khoản vay, không nên vội vàng đánh cược rằng thị trường sẽ cải thiện, tăng trưởng liên tục. “Bài học trong quá khứ cho thấy, chu kỳ BĐS tại Việt Nam ngắn hơn tại các thị trường có sự phát triển bền vững khác. Cụ thể, chu kỳ này có thể là 2, 3, 4 hoặc 5 năm nhưng nhà đầu tư cần phải thận trọng khi quyết định vay để đầu tư, tìm hiểu các điều kiện thị trường cẩn thận, nghiên cứu và thật sự hiểu rõ thị trường trước khi đưa ra bất kì quyết định đầu tư nào.” - Stephen Wyatt phân tích.

Phương Uyên
(Theo Nhịp sống thời đại)
Mới đây Bộ xây dựng đã đưa ra Dự thảo Thông tư xử phạt hành chính, trong đó có việc cụ thể hóa mức xử phạt từ 200-300 triệu đồng trong trường hợp chủ đầu tư bàn giao nhà chưa hoàn thiện mặt ngoài. Tuy nhiên, mức xử phát này không được nhiều người đồng tình.

Bài học từ biệt thự “chết”

Chia sẻ với báo ĐTCK, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico cho biết, xét về mục đích, việc có chế tài đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng là rất cần thiết trong việc chấn chỉnh và đưa thị trường vận hành theo đúng nguyên tắc của nó.

Thời gian qua, việc chủ đầu tư không thực hiện theo cam kết với khách hàng mà cố tình “lách luật” bàn giao thô rồi sau đó rất lâu mới hoàn thiện hạ tầng đã được đề cập rất nhiều. Hệ quả dễ thấy của vấn đề này là sự hình thành nên những căn biệt thự, khu đô thị (KĐT) “ma”.

Có thể thấy tình trạng này từng diễn ra trước đây tại các dự án như KĐT Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội), Dự án Hanoi Garden City, KĐT Thiên Đường Bảo Sơn (Hoài Đức, Hà Nội), KĐT Lideco, KĐT Quang Minh 1, Quang Minh 2 (huyện Mê Linh) rồi KĐT Dương Nội của Nam Cường…

PGS-TS. Vũ Thị Minh, Trưởng Khoa Kinh tế và Bất động sản, Trường ĐH Kinh tế quốc dân nhận xét, con số gần 35% số biệt thự theo thống kê của cơ quan quản lý tại các dự án bị bỏ hoang là minh chứng sống cho điều này. Thậm chí, ngay cả những căn hộ có giá cả tỷ đồng hoặc lên tới hàng chục tỷ đồng cũng để không và trở thành không gian lý tưởng cho các loại cây cỏ dại, hoặc có khi là bãi tập kết của tệ nạn xã hội.

Mức phạt từ 200-300 triệu đồng với các chủ dự án BĐS chưa hoàn thiện phần thô, chưa hoàn thành đúng tiến độ...được cho là còn quá thấp
Quy định mới chưa thông suốt
Việc cần sớm có chế tài để chấn chỉnh điều này là điều nên làm, nhưng các chuyên gia luật và BĐS tỏ ra không đồng tình với mức xử phạt mà Dự thảo đã đưa ra.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, Dự thảo Thông tư quy định mức phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng các chủ đầu tư dự án kinh doanh BĐS vi phạm (bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua khi chưa hoàn thành việc xây dựng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt; bàn giao khi chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực; hoặc bàn giao khi chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài) là quá thấp và gần như không có tính răn đe.

Một khi doanh nghiệp đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng, có khi cả ngàn tỷ đồng để triển khai dự án, thì việc bỏ ra một vài trăm triệu để không bị phiền hà thực sự không đáng là bao.

“Nếu muốn làm đến nơi đến chốn, thì nên xem xét khung phạt dựa trên tỷ lệ giá trị của từng căn hộ, BĐS cụ thể cũng như dựa trên thời gian doanh nghiệp cố tình chây ỳ làm trái quy định. Có như vậy mới có tính răn đe”, ông Đức đề xuất.

Trao đổi với PV, một chuyên gia bất BĐS lại có góc nhìn khác: “Việc thay đổi chế tài là một hướng đi đúng, nhưng tại sao Dự thảo lại có quy định chỉ cần hoàn thiện mặt ngoài, mà không hoàn thiện tổng thể rồi mới bàn giao”?

Vị chuyên gia này cũng cho biết, cách đây khoảng 5 năm, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng từng đề xuất, chỉ cần yêu cầu doanh nghiệp tiến hành hoàn thiện mặt ngoài, còn bên trong thế nào là chủ sở hữu quyết định. Chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra và xử phạt những chủ nhà để nhà không, quy định rõ thời hạn, buộc họ phải hoàn thiện. Khi hết thời hạn mà chưa làm, thì tổ chức thu hồi lại, đem đấu giá hoặc Nhà nước mua lại theo giá đã thẩm định để chuyển mục đích sang nhà ở công vụ, văn phòng...

Tuy nhiên, đề xuất trên là trong bối cảnh thị trường BĐS đang khủng hoảng, với mục đích giúp doanh nghiệp bớt khó khăn, tạo điều kiện cho thị trường đi lên. Còn thời điểm bây giờ đã khác hoàn toàn và không thể áp dụng quy định giao nhà chỉ cần hoàn thiện mặt ngoài là đủ.

“Tất nhiên việc bán nhà như thế nào là thỏa thuận dân sự giữa hai bêni mua và bán. Cũng có nhiều người muốn chủ đầu tư hoàn thiện phần ngoài, còn mình được tự ý hoàn thiện phần trong. Nhưng trên thực tế, số người có yêu cầu này chiếm số ít, còn đa phần người mua nhà chí ít cũng muốn thấy cái nhà nó 'ra dáng cái nhà' và hệ thống giao thông, tiện ích, kết nối hạ tầng xã hội phải cơ bản đầy đủ. Một điều nữa là cũng phải thấy cả một vài ông bạn hàng xóm nào đó xung quanh”, vị chuyên gia này phân tích.

Một số chuyên gia kiến nghị, vấn đề xử lý đô thị hoang là rất quan trọng, do đó Dự thảo Thông tư cần phải sửa theo hướng chặt chẽ hơn nữa và có tính răn đe hơn. Còn nếu không thì cũng cần xây dựng một cơ chế riêng để giải quyết vấn đề này sao cho hợp tình, hợp lý.                  

(Theo ĐTCK) 
Nhận định trên được các chuyên gia thuộc Công ty Tư vấn Jones Lang LaSalle (JLL) đưa ra trong buổi hội thảo chuyên đề về vai trò của một nhà quản lý đối với sự thành công của dự án BĐS thương mại và nhà ở.
Tham dự buổi hội thảo có các nhà đầu tư hàng đầu Việt Nam cùng các nhà phát triển BĐS có danh tiếng trên thế giới, với mong muốn tìm hiểu về cách thức áp dụng những công nghệ mới và những chiến lược vào việc quản lý những dự án sẽ được phát triển trong tương lai cũng như đang hiện hữu.


Việc áp dụng các nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến là điểm nổi bật
trong hoạt động quản lý BĐS trong tương lai. Ảnh minh họa

Tại hội thảo, các diễn giả đã nêu ra những yếu tố cần thiết để một nhà quản lý BĐS có thể cung cấp các dịch vụ cũng như chiến lược quản lý hiện đại cho các chủ tòa nhà và nhà phát triển BĐS. JLL cho rằng, điểm nổi bật trong hoạt động quản lý BĐS trong tương lai chính là việc áp dụng các nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến nhằm cung cấp cho khách hàng, giúp khách hàng lập kế hoạch chiến lược, báo cáo tài chính, bảo trì và tiết kiệm năng lượng.

Ông Dexter Norville, Giám đốc khu vực của JLL đã so sánh những điểm tương đồng của phân khúc BĐS thương mại của Việt Nam thời điểm hiện tại với Thái Lan những năm trước đây, qua đó ông nhận định trong những năm sắp tới, các dự án đang được triển khai tại Việt Nam sẽ được hiện đại hóa và đạt những tiêu chí cao hơn trong hoạt động quản lý. “Khi các tòa nhà trở nên tinh tế và hiện đại hơn, thì yêu cầu đối với các nhà cung cấp dịch vụ quản lý BĐS là phải có mức độ quản lý cao hơn và được hỗ trợ bởi hệ thống công nghệ thông tin thiết yếu. Đây sẽ là yếu tố quan trọng để mang lại sự thành công cho dự án”.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Stephen Wyatt, tổng Giám đốc JLL Việt Nam cũng nhận định về tầm quan trọng của lĩnh vực BĐS tại Việt Nam. Theo ông, những vị khách thuê đã và đang có mặt trên thị trường hoặc đang dự định mở rộng phát triển tại thị trường Việt Nam trong tương lai sẽ tạo ra lực đẩy khiến các chủ đầu tư tòa nhà buộc phải cải thiện các tiêu chuẩn quản lý BĐS để theo kịp với tốc độ phát triển và tăng sự cạnh tranh tại các thị trường quốc gia láng giềng như Thái Lan, Singapore và Hồng Kông.

Để giúp các chủ tòa nhà có thể thực hiện được những điều này, JLL sẽ tiến hành áp dụng chiến lược tích hợp cùng với hệ thống mà họ đã xây dựng dành riêng cho BĐS thương mại vào các tòa nhà mà JLL sẽ quản lý. “Giá trị tăng thêm ở đây chính là chúng tôi hiện đang sở hữu hệ thống này và sẵn sàng giới thiệu hệ thống này ra thị trường” - ông Wyatt khẳng định.

Phương Uyên
(Theo Nhịp sống thời đại)
Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho biết, đối với thị trường bất động sản (BĐS), Thông tư 36 là yếu tố rất nhỏ, cần có những chính sách khác nhằm điều tiết thị trường phát triển ổn định và lâu dài.
Thời gian vừa qua, thị trường BĐS đang "nóng hừng hực" với Thông tư 36. Trên thực tế đã có nhiều quan điểm, ý kiến sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-Ngân hàng Nhà nước, trong đó có dự kiến giảm mạnh trần dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn từ 60% hiện tại xuống còn 40% và nâng cao hệ số rủi ro của những khoản phải đòi về BĐS từ 150% lên thành 250%.

Ngày 24/2/2016, Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) đã có văn bản gửi Thống đốc Ngân hành Nhà nước và các cơ quan, ban ngành kiến nghị chưa nên tiến hành sửa đổi Thông tư 36.

VNREA cho biết, thị trường BĐS mới hồi phục, chỉ có một số dự án BĐS tốt ghi nhận thanh khoản cao, còn hầu hết nhiều dự án vẫn gặp khó khăn. Nếu như điều chỉnh Thông tư 36 sẽ có tác động tiêu cực tới thị trường BĐS Việt Nam, ảnh hưởng xấu tới nhiều thị trường khác có liên quan. Làm như vậy, cả nền kinh tế có thể bị tác động xấu...

Trước những lo lắng từ phía các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực BĐS liên quan tới việc sửa đổi Thông tư 36, ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những phản hồi khá chi tiết xung quanh vấn đề này.

Ông Huyền Anh cho biết, thực tế cần phải hiểu rõ thông tư 36 tác động ra sao đối với thị trường BĐS? Thông tư 36 áp dụng đối với việc bỏ tiền đầu tư tạo lập, chuyển nhượng, nhận mua, thuê, cho thuê, mua bán kinh doanh BĐS... với mục đích sinh lợi nhuận. Như vậy, hệ số rủi ro chỉ tác động tới các mục tiêu đầu tư BĐS để sinh lợi nhuận chứ không phải toàn bộ thị trường BĐS.

Theo đại diện Ngân hành Nhà nước, dòng vốn của Ngân hàng đầu tư vào BĐS chủ yếu là vốn ngắn hạn, trong suốt thời gian vừa qua hơn 70% vốn ngắn hạn của ngân hàng cho vay đầu tư BĐS và thường là cho vay dài hạn. Nguy cơ đổ vỡ của ngân hàng khi sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn là rất cao nên cần có bước điều chỉnh cho thích hợp. Đó là mục tiêu của Thông tư 36.

Theo Phó chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 36 chỉ là
yếu tố rất nhỏ đối với thị trường BĐS
Đồng thời, Phó chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh, vấn đề điều chỉnh chính sách nói trên không mang ý nghĩa về động thái “siết chặt” hay “nới lỏng” vốn tín dụng vào lĩnh vực này. Đó chỉ là một thông điệp từ Ngân hàng Nhà nước đối với lĩnh vực BĐS trong công tác tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay.

Theo ông Huyền Anh, Dự thảo Thông tư 36 do Ngân hàng Nhà nước đưa ra lần này dựa trên nguyên tắc "sức khỏe" của ngân hàng luôn gắn chặt với "sức khỏe" của doanh nghiệp. Khi hệ thống ngân hàng ổn định, không rủi ro thì mới có tiền cho doanh nghiệp vay. Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng cũng chính là hạn chế rủi ro cho nền kinh tế.

Đại diện ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, chính sách tiền tệ không phải là biện pháp duy nhất nhằm thúc đẩy thị trường BĐS phát triển. Hiện tại, khi thị trường đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, thu hút được những nguồn vốn khác tốt hơn, nguồn tín dụng đã hoàn thành vai trò “vốn mồi” của nó. Do đó, cần có chính sách để hạn chế dần dòng vốn này và gia tăng các dòng vốn khác vào, điển hình như tiền nhàn rỗi từ dân cư, kiều hối hay vốn đầu tư nước ngoài.

Cũng theo ông Phạm Huyền Anh, đối với thị trường BĐS, Thông tư 36 là những yếu tố rất nhỏ, cần có các chính sách khác để điều tiết thị trường. Nếu tất cả những vấn đề tốt xấu của thị trường BĐS đều đổ cho Thông tư 36 thì có tội quá! Thị trường BĐS muốn phát triển tốt, ổn định dài hạn cần phải có sự tham gia và phối hợp của nhiều ngành, nhiều biện pháp chính sách khác như thuế, tài khóa, đất đai…

Về việc Hiệp hội BĐS Tp.HCM kiến nghị chỉ nên giảm trần dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 50%, đồng thời nâng hệ số rủi ro của những khoản phải đòi về BĐS từ 150% lên 200% và Hiệp hội BĐS Việt Nam đã đề nghị hoãn sửa đổi Thông tư 36, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến đóng góp.

Ông Phạm Huyền Anh cho biết thêm, khi đưa ra dự thảo sửa đổi Thông tư 36, Ngân hàng Nhà nước đã đánh giá tác động, lường trước các tác động tới thị trường. Song, để đi tới quyết định cuối cùng thì phải cần nghe ý kiến đóng góp từ nhiều phía, sau đấy sẽ tiến hành nghiên cứu tỷ lệ tăng, giảm và cuối cùng mới nêu ra lộ trình triển khai phù hợp trong 1-2 năm tới đẻ tránh các tác động không đáng có đối với thị trường BĐS.

(Theo Trí thức trẻ) 
Thực tế cho thấy, chính các tổ chức tín dụng chứ không phải các ông chủ dự án BĐS mới là người đi săn tìm nhiều nhất với tần suất cao nhất tỷ lệ mua nhà để ở thực sự của người dân hiện nay.
Trước Tết âm lịch không lâu, các dữ liệu công bố của ngành xây dựng đều cho thấy, lượng căn hộ tồn kho đều giảm mạnh, thậm chí là giảm một cách đầy ngoạn mục. Tại Tp.HCM, cơ quan quản lý ngành xây dựng còn đưa ra con số: thị trường hiện chỉ còn khoảng 3.000 căn hộ tồn kho? Trên một số phương tiện báo chí, truyền thông còn dùng từ “cơn sốt” để mô tả giá BĐS đang tăng.

Có vẻ như sự “sốt” của thị trường BĐS đang được thổi phồng bằng những khẩu hiệu kiểu như: Hãy nhìn vào các tòa cao ốc của các dự án, nơi hàng trăm, hàng ngàn căn hộ đã được chủ đầu tư bán hết. Những người có nhu cầu buộc phải mua lại sản phẩm của những người đã mua trước đó. Thế nhưng, một thực tế trần trụi là vào buổi tối, các cao ốc đã hoàn thiện lại hầu như tối om không ánh đèn và số căn hộ sáng đèn, tức có người đang ở, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Vì sao thế? Vì đã có người mua rồi đấy, nhưng chưa dọn đến ở. Tuy nhiên, người ta chưa dọn đến ở không phải chỉ trong 1-2 tháng, mà có khi đã cả năm. Không hiểu tiền nhàn rỗi của giới đầu tư ở đâu mà nhiều thế? Cả đống tiền bỏ vào các căn hộ hàng năm trời mà không thèm dọn đến ở?


Tính đến ngày 30/11/2015 dư nợ BĐS là 374.783 tỉ đồng, tương ứng 16,6 tỉ USD, tăng khoảng 19,91% so với thời điểm 31/12/2014 và tăng khoảng 2,8% so với 31/10/2015. Điều đó có nghĩa trong một tháng, tín dụng BĐS tăng 2,8%. Ảnh: T.L
Xin thưa không phải như vậy. Lấy một ví dụ cụ thể thế này: Nếu bạn mua căn hộ và trả tiền ngay 100%, bạn sẽ được giảm ngay 10% giá mua tức thì. Trong khi hầu như những người mua căn hộ chỉ cần có vốn tự có chiếm 15-30% giá trị tài sản, còn lại 70-85% sẽ do ngân hàng cho vay (một tỷ lệ đòn bẩy không hề thấp!). Tại mốt số dự án, chủ đầu tư có khi còn cho người mua nhà ân hạn 1 năm đầu. Chẳng hạn bạn mua căn hộ vào ngày 30/1/2015, thì phải đến ngày 30/1/2016 bạn mới bắt đầu vay tiền ngân hàng để đóng cho chủ đầu tư theo tiến độ. Nhưng điều đáng nói là, ngày 30/1/2016 bạn chắc chắn phải vay, nói cách khác, ngân hàng chắc chắn phải giải ngân cho bạn. Nếu không, vì một lý do nào mà ngân hàng không giải ngân, chắc chắn bạn không có tiền nộp cho chủ đầu tư và đương nhiên bạn sẽ bị phạt 30-40% số tiền 15-30% đã trả.

Trong khoảng 3 năm trở lại đây, những dự án BĐS thu hút được tiền thật nhàn rỗi trong dân rất ít, mà số tiền này chủ yếu là tiền vay ngân hàng. Chủ đầu tư vay ngân hàng để làm dự án, rồi lấy chính dự án đó thế chấp. Người tiêu dùng thì vay ngân hàng để mua căn hộ, và dùng chính căn hộ đó thế chấp, tức là thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai. Thành ra, một dự án BĐS thông thường sẽ được thế chấp 2 lần để vay tiền ngân hàng cũng 2 lần. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) mới đây đã tạm dừng cho vay đối với một số trường hợp tài sản thế chấp hình thành trong tương lai xem ra cũng là có lý do của nó.

Chắc chắn không ai có thể nhìn rõ câu chuyện vốn ngân hàng đổ vào BĐS hơn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và ngày 2/2/2016 cơ quan quản lý cũng đưa ra lấy ý kiến công luận Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự thảo lần này có 2 điểm nhấn chính: Thứ nhất là việc thay đổi hệ số rủi ro của “các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS” từ 150% vọt lên 250%. Trong một giải trình đi kèm, cơ quan soạn thảo văn bản giải thích rằng, việc sửa đổi trên nhằm phát đi tín hiệu đối với thị trường và hệ thống ngân hàng trong việc kiểm soát rủi ro đối với cho vay trong lĩnh vực BĐS. NHNN dẫn chứng, tính đến cuối tháng 9/2015 dư nợ cho vay kinh doanh BĐS chiếm khoảng 8,05% tổng dư nợ, tương đương 358.377 tỉ đồng, với tốc độ tăng trưởng đạt 14,59% (cao hơn khoảng 2,5% tốc độ tăng trưởng tín dụng chung).

Trong khi đó, theo thông tin từ Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) thì dư nợ BĐS đến thời điểm ngày 30/11/2015 là 374.783 tỉ đồng, tương đương khoảng 16,6 tỉ đô la Mỹ, tăng khoảng 19,91% so với thời điểm ngày 31/12/2014 và tăng khoảng 2,8% so với thời điểm ngày 31/10/2015. Nghĩa là trong một tháng, tín dụng BĐS đã tăng khoảng 2,8%? Đây mới là điều đáng quan tâm. Liệu có hay không mối quan hệ giữa sự bứt phá của tín dụng BĐS với việc giảm số lượng nhà đất tồn kho?

Còn điểm mới thứ hai của dự thảo là ở tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn cũng được điều chỉnh từ 60% xuống còn 40%. Lý do chính vẫn là giảm thiểu việc tập trung vốn cho vay BĐS. Xét trong khoảng tín dụng trung, dài hạn thì cho vay BĐS hiện là phân khúc chiếm tỷ trọng cao. Các hợp đồng cho vay mua căn hộ thông thường có thời hạn từ 3-5 năm, nhiều khi lên tới 10 năm.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng có một số điểm nhấn khác như tỷ lệ đầu tư mua trái phiếu chính phủ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nâng cao hơn so với nguồn vốn ngắn hạn, cụ thể là từ 15% lên 35%; đồng thời nâng tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động của ngân hàng TMCP nơi Nhà nước vẫn nắm giữ quyền chi phối từ 80% lên 90%, khả năng chi trả trong vòng 30 ngày... Những thay đổi này đều nhắm đến một định hướng hợp lý hơn trong điều tiết thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

Ngoài những ảnh hưởng nhãn tiền của dự thảo đối với tín dụng BĐS, còn có một ẩn ý hỗ trợ mạnh mẽ cho tỷ giá, cụ thể là trong trường hợp tín dụng BĐS chùng xuống, thị trường nhà đất chuyển động chậm lại, nhập siêu sẽ có khả năng giảm sút. Trong khi vật liệu xây dựng cho các dự án, từ sắt thép cho đến các trang thiết bị nội thất, phần lớn đều nhập khẩu và doanh số có khi lên tới cả chục tỉ USD/năm. Chỉ cần nhập siêu vật liệu xây dựng giảm khoảng 2-3 tỉ USD/năm là cán cân thương mại đã thay đổi.

Vấn đề còn lại là các ngân hàng, doanh nghiệp địa ốc sẽ phải ứng xử thế nào với dự thảo mới? Động thái của họ chính là một phần câu chuyện thị trường năm nay.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn online)
Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) ngày 19/2 cho hay, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã đưa ra dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014 quy định về những giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, dự thảo có hai nội dung quan trọng mà nếu được chính thức thông qua có thể sẽ tác động cực kỳ nghiêm trọng tới thị trường bất động sản (BĐS) năm 2016 và các năm tiếp theo.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu nhận định, dự thảo sửa đổi quy định giảm trần dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn từ 60% hiện tại xuống còn 40%. Thực chất là hạn chế nguồn cung tín dụng trung, dài hạn vào thị trường địa ốc. Đồng thời, tăng hệ số rủi ro từ 150% hiện tại lên 250% đối với nhóm tài sản thuộc những khoản phải đòi để kinh doanh BĐS. Tức là xác định thị trường địa ốc nhiều rủi ro, gây bất lợi cho sự tăng trưởng của thị trường này.

Ông Châu cho rằng, điều này kéo theo chi phí tài chính, chi phí vay vốn của doanh nghiệp nặng thêm, lãi suất cao hơn, làm ảnh hưởng tiêu cực tới quyền lợi chủ đầu tư.

HoREA sẽ có ý kiến góp ý sửa đổi Thông tư của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Tuổi trẻ Online
Trên cơ sở đó, hiệp hội đề nghị ban chấp hành HoREA và các doanh nghiệp BĐS cho ý kiến gấp để góp ý sửa đổi Thông tư trên của Ngân hàng Nhà nước. HoREA cũng sẽ khẩn trương có văn bản kiến nghị Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn triển khai việc công chứng tài sản đảm bảo là BĐS hình thành trong tương lai, đăng ký thế chấp tài sản đảm bảo là BĐS hình thành trong tương lai để xử lý những ách tắc trên thị trường địa ốc hiện nay.

Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp.HCM Nguyễn Hoàng Minh, Thông tư 36 đã nói rõ kinh doanh địa ốc là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, thuê, mua, nhận chuyển nhượng, thuê mua BĐS để chuyển nhượng, bán… nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Vì thế, việc thay đổi hệ số rủi ro của “khoản phải đòi để kinh doanh BĐS” không ảnh hưởng tới các chính sách, chương trình cho vay mua nhà ở của Chính phủ. Hay nói cách khác là không làm ảnh hưởng tới việc cá nhân mua nhà trả góp.

Song, các chuyên gia nhận định, việc điều chỉnh giảm trần tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để tài trợ cho vay trung dài hạn sẽ ảnh hưởng đến phân khúc cho vay mua nhà trả góp đối với một số ngân hàng hiện đang có tỷ lệ này ở ngưỡng cao. Bên cạnh đó, nó cũng hạn chế đối với việc xây dựng những khu công nghiệp.

(Theo Pháp luật Tp.HCM Online) 
Sự phát triển mạnh mẽ trong quá trình đô thị hóa đang đẩy Hà Nội đến tình trạng thiếu cán bộ kiến trúc sư.


Nhiều huyện ngoại thành Hà Nội thiếu cán bộ Kiến trúc sư trong công tác quản lý nhà nước

Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội đã phối hợp với Sở Nội vụ rà soát, báo cáo và kiến nghị UBND thành phố có giải pháp kiện toàn nhân sự cho Phòng Quản lý đô thị các quận, huyện, thị xã trước tình trạng thiếu hụt nhân sự có trình độ Kiến trúc sư phục vụ công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng tại một số quận huyện. Mặc dù vậy, cho đến nay, việc đội ngũ cán bộ công chức còn thiếu về số lượng đồng thời chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra vẫn còn là một trong những điểm tồn tại.

Việc phân cấp trong quy hoạch đang đặt ra nhiều yêu cầu khá “nặng” đối với các địa phương, vì vậy, việc thiếu cán bộ là Kiến trúc sư ở các Phòng Quản lý đô thị là mối lo chung của mười một huyện ởThủ đô Hà Nội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ chuyên môn trong thời gian qua là do cán bộ của Phòng Quản lý đô thị thường được địa phương tín nhiệm đưa xuống các xã để làm Phó Chủ tịch phụ trách công tác quản lý đô thị.

Theo nhận định của lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, trong năm nay, một trong những giải pháp chính được Sở QH - KT xác định là cần phải thực hiện đẩy mạnh phân cấp trong công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc. Song hành với việc đẩy mạnh phân cấp thì cần nâng cao chất lượng quản lý các cấp, tăng cường tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, công chức tại cấp ở địa phương.

(Theo Báo Xây dựng Online)
Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam 2016 được dự báo tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn đối với người nước ngoài nhờ những yếu tố thuận lợi về nền kinh tế cũng như nhiều chính sách mở cửa có hiệu lực.

Hợp khẩu vị khách nước ngoài vì… giá rẻ

Khi trao đổi với phóng viên, ông Stephen Wyatt, TGĐ Công ty Tư vấn JLL Việt Nam cho hay, kể từ cuối năm 2014, thị trường BĐS tại Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể so với giai đoạn 3-4 năm về trước, nhất là ở phân khúc nhà ở với lượng lớn các dự án mới được bung ra tại hai thị trường lớn là Tp.HCM và Hà Nội. Chất lượng các dự án cũng được cải thiện, phong phú hơn hẳn so với giai đoạn được xem là đỉnh điểm thị trường năm 2007-2008.

Đồng thời, những chính sách mới với nhiều quy định chặt chẽ hơn, bảo vệ quyền lợi song không kém phần cởi mở cho khách hàng như gia hạn thời gian sử dụng đất hay bảo lãnh tín dụng… đã kích thích lượng cầu không nhỏ đối với thị trường BĐS, trong đó có cả người mua nước ngoài.

Theo thống kê của JLL, chỉ tính riêng tại Tp.HCM, trong khoảng 6 tháng tính từ ngày 1/7/2015, thời điểm nới lỏng quy định về quyền mua và sở hữu BĐS tại Việt Nam của người nước ngoài chính thức có hiệu lực, thị trường này đã ghi nhận hơn 1.000 căn hộ được bán cho khách nước ngoài. Đó là con số ấn tượng so với số lượng chỉ khoảng 250 căn hộ bán cho người nước ngoài trong suốt cả 5 năm trước đấy.

Một số dự án BĐS nhận được sự quan tâm của người nước ngoài là Gateway Thảo Điền (của Hamon Developments và Sơn Kim Land) và Nassim Thảo Điền (của Hongkong Land và Sơn Kim Land). Bên cạnh đó, những sự kiện mở bán của hai dự án Vista Verde (CapitaLand) và Estella Heights (Keppel Land) tại thị trường Singapore cũng ghi nhận nhiều phản hồi tích cực với doanh số bán hàng tương đối khả quan.

Tại thị trường Hà Nội, dù chưa có con số chính thức song theo khảo sát của phóng viên, những dự án cao cấp đã hoàn thành cơ sở hạ tầng của một số chủ đầu tư lớn như FLC, Vingroup... cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ khách nước ngoài.


Cần tiếp tục “cởi trói” cho những quy định hỗ trợ việc mua nhà để khách nước ngoài “trút hầu bao”
Giám đốc Savills Việt Nam Neil MacGregor cho hay, sự quan tâm của khách nước ngoài ở khu vực châu Á vào BĐS Việt Nam đang tăng lên, đặc biệt là khi quy định cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, đây là thời điểm rất thích hợp để đầu tư, ngay cả khi chỉ mua để ở dù giá nhà ở tại Việt Nam hiện tại vẫn đang thấp nhất trong khu vực. Hiện nay, gần 4,5 triệu người Việt đang sinh sống và làm việc tại 109 quốc gia với khoảng 500 nghìn người đang có nhu cầu mua nhà ở tại Việt Nam. Song, nguồn cung căn hộ cho người nước ngoài thuê hiện tại mới đạt khoảng 1.300 căn ở Hà Nội và 4.000 căn tại Tp.HCM, con số này quá ít so với nhu cầu của họ.

Tiềm năng song không dễ bán
Dù tiềm năng của phân khúc nhà ở dành cho khách nước ngoài đang được đánh giá khá tích cực nhưng theo nhiều chuyên gia, phân khúc này không dành cho nhiều chủ đầu tư.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, GS. Đặng Hùng Võ cho biết, người nước ngoài vốn kỹ tính nên các dự án phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế thì mới có khả năng được họ “để ý”.

Cùng quan điểm, ông Stephen chia sẻ, giá cả đối với người nước ngoài có thể không quan trọng, vấn đề mà họ quan tâm là an ninh, an toàn, các dịch vụ tiện ích, nhất là về trường học và môi trường sống cho con cái họ phải đạt chuẩn.

Hơn nữa, cách tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ của các chủ đầu tư, môi giới trong nước đều làm theo kiểu cũ như với khách hàng nội địa nên người nước ngoài rất e ngại khi lựa chọn một dự án nào đó. Ngoài ra, một số quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu BĐS tại Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng khiến khách nước ngoài còn băn khoăn.

Đơn cử, người nước ngoài không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức tách đất thành nhiều lô đất trong dự án để bán, trong khi các nhà đầu tư Việt Nam lại được tiến hành… Để “lách” quy định này, nhiều khách nước ngoài hiện tại đi mua nhà chủ yếu dưới hình thức “khách có yếu tố nước ngoài”, nghĩa là chồng hoặc vợ là người nước ngoài, còn rất ít trường hợp cả chồng, vợ đều là người nước ngoài.

Các chuyên gia kiến nghị, cần tiếp tục “cởi trói” cho những quy định hỗ trợ việc mua nhà của người nước ngoài trong thời gian sắp tới, tránh hiện tượng thiếu thống nhất, thiếu minh bạch, nhũng nhiễu, phiền hà trong các thủ tục về mua/bán, thế chấp hoặc chuyển nhượng nhà ở.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ theo dõi sát sao diễn biến thị trường BĐS Việt Nam song để họ đồng ý “mở hầu bao” thì vẫn còn là một câu chuyện dài kỳ!

(Theo Đầu tư chứng khoán) 
Trưa nay (16/6), lãnh đạo Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn vừa xác nhận thông tin chủ đầu tư chung cư The Harmona đã hoàn thành việc trả nợ cho ngân hàng này số tiền 250 tỉ đồng.

Ngoài ra, ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cũng đã xác nhận thông tin trên.

Theo ông Minh, chủ đầu tư chung cư The Harmona đã tất toán xong vốn và lãi cho Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn và ngân hàng này đang tiến hành giải chấp giấy tờ cho những hộ dân đã mua nhà tại chung cư này.

“Theo thông tin từ phía chủ đầu tư Chung cư The Harmona thì trong tháng 8 tới họ sẽ hoàn thành việc cấp sổ cho những người mua nhà tại chung cư”, ông Minh cho biết thêm.

Sau khi trả nợ đúng hẹn cho ngân hàng, chủ đầu tư chung cư The Harmona tiếp tục 'hứa' sẽ hoàn tất các thủ tục để bàn giao giấy tờ chủ quyền sở hữu cho người dân. Ảnh: Tiến Long
Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, đại diện chủ đầu tư chung cư The Harmona cho biết ngân hàng cũng đã gửi thông báo về việc Công ty CP Thanh Niên đã giải chấp xong toàn bộ khoản vay 250 tỷ đồng và công ty đã chuẩn bị tất cả thủ tục liên quan để sau khi nhận lại sổ đỏ từ ngân hàng sẽ tiến hành làm giấy sở hữu căn hộ cho người dân, dự kiến trong vòng 2-3 tháng nữa.

Ngoài ra, chủ đầu tư chung cư The Harmona cũng cho biết sẽ tổ chức họp báo để thông báo rộng rãi thông tin trên đến chính quyền và cư dân để họ an tâm.

Ông Bùi Hữu Thuận, Trưởng ban quản trị chung cư The Harmona cũng xác nhận sáng nay (16/6) ngân hàng đã gửi thông báo cho các cư dân chung cư về việc Công ty CP Thanh Niên đã hoàn tất nghĩa vụ trả nợ. Hiện các cư dân trong tòa nhà đang chờ chủ đầu tư khẳng định chắc chắn về việc cấp giấy sở hữu căn hộ cho họ.

Như vậy Công ty CP Thanh niên - chủ đầu tư đã thanh toán theo đúng lịch hẹn và những người đã mua chung cư The Harmona có thể thở phào nhẹ nhõm sau nhiều ngày căng thẳng.

Trước đó, vào ngày 26/5, nhiều người dân đang sinh sống tại chung cư The Harmona (số 33 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, Tp.HCM) đã hết sức bất ngờ trước thông báo số 840 ngày 24/5/2016 của Ngân hàng BIDV Bắc Sài Gòn về việc siết nợ chung cư The Harmona.

Trong thông báo trên, Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn cũng đề nghị Công an quận Tân Bình, Công an phường 14, UBND phường, UBND quận hỗ trợ ngân hàng trong việc nhận bàn giao tài sản vào 9h sáng ngày 9/6/2016.

Sau vụ lùm xùm trên, Công ty CP Thanh Niên đã cam kết với người mua nhà sẽ thanh toán hết khoản nợ nần với ngân hàng vào ngày 15/6/2016 và sẽ nhanh chóng làm thủ tục cấp giấy chủ quyền sở hữu căn hộ cho người dân.

(Theo Tuổi trẻ online) 
Sở Xây dựng Tp.HCM vừa công bố danh sách 4 dự án bất động sản được phép chuyển nhượng trong năm 2016 căn cứ theo các quyết định của UBND Tp.HCM.

Theo đó, dự án Vinhomes Central Park (vị trí tại phường 22, quận Bình Thạnh) được chuyển nhượng từ Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát cho Công ty TNHH Quản lý bất động sản theo quyết định của UBND Tp.HCM vào tháng 3/2016. Đáng chú ý, 2 pháp nhân trong thương vụ chuyển nhượng này đều thuộc Tập đoàn Vingroup.

Được biết, Vinhomes Central Park là dự án có tổng mức đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng, quy mô hơn 43 ha. Dự án có điểm nhấn là tòa nhà 81 tầng, dự kiến khi hoàn thành sẽ trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam. Vinhomes Central Park là khu đô thị gồm khu căn hộ, biệt thự, văn phòng, công viên, trường học, bệnh viện, khu giải trí, khởi công vào tháng 10/2014. Toàn bộ dự án sẽ khánh thành vào năm 2017.


Vinhomes Central Park là một trong số các dự án bất động sản được Tp.HCM đồng ý chuyển nhượng
Tiếp theo là dự án khu nhà ở đường Lương Định Của (tên thương mại: De Capella) thuộc phường Bình Khánh, quận 2 được chuyển giao từ Công ty cổ phần Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn cho công ty CP Quốc Cường Gia Lai. Dự án này triển khai trên khu đất 4.684 m2 gồm 2 tòa tháp cao 22 tầng với 19 tầng căn hộ, 3 tầng thương mại và 2 hầm đậu xe, hiện đang thi công phần móng. Vào tháng 1/2016, Quốc Cường Gia Lai đã mở bán đợt 1 dự án với 70 căn hộ, đến tháng 5/2016, doanh nghiệp này mở bán đợt 2 với khoảng 200 căn, dự kiến sẽ hoàn thiện bàn giao nhà vào tháng 3/2018.

Dự án thứ 3 nằm trong danh sách được chuyển nhượng là chung cư cao tầng kết hợp thương mại-dịch vụ tại 290 An Dương Vương, quận 5. Đây là thương vụ chuyển nhượng từ Tổng Công ty CP Đền bù Giải tỏa cho Công ty cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt theo Quyết định 2339/QĐ-UBND Tp.HCM ngày 11/05/2016.

Dự án này còn có tên thương mại là The EverRich Infinity, quy mô gồm 300 căn studio (diện tích từ 31 m2/căn), 432 căn hộ cao cấp (từ 70-120 m2/căn) và 6 căn penhouse (330 m2/căn). Dự án này hiện đang được chủ đầu tư mở bán và dự kiến cuối năm 2016 sẽ bàn giao nhà.

Cuối cùng là dự án khu dân cư phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức được chuyển nhượng từ Công ty cổ phần đầu tư & phát triển Dự án Hạ Tầng Thái Bình Dương sang Công ty CP dịch vụ & xây dựng Địa ốc Đất Xanh theo quyết định UBND Tp.HCM ngày 17/05/2016. Dự án này còn có tên gọi là Cao ốc văn phòng và căn hộ Cecico 135, vị trí tại đường Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Tp.HCM.

Được biết, tổng mức đầu tư dự kiến của Cecico 135 vào khoảng 237 tỷ đồng, triển khai trên khu đất 2.401 m2. Thương vụ này có giá trị nhận chuyển nhượng khoảng 40 tỷ đồng, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng chưa bao gồm tiền sử dụng đất (tiền sử dụng đất dự kiến khoảng 26 tỷ đồng).

(Theo Thời báo kinh doanh) 
Hà Nội ngày càng trở nên ngột ngạt bởi quá nhiều khối công trình bê tông mọc lên, nhất là trong những ngày nắng nóng cao điểm. Các chủ đầu tư lập tức nắm bắt điều này và cụ thể hóa bằng tiêu chí xanh áp dụng vào mỗi dự án, bởi lẽ sản phẩm bất động sản cho thuê có nhiều 'khoảng xanh' đang được cộng điểm tối đa.

Trong khu vực nội thành Hà Nội, ngoài vùng đặc biệt là hồ Hoàn Kiếm, các địa bàn giàu khoảng xanh nhất hiện tại được cho tập trung ở Trung Hòa – Nhân Chính, hồ Hoàng Cầu, Hoàng Sâm, Bưởi, Tô Hiệu và Văn Quán (Hà Đông). Giá các bất động sản cho thuê tại đây cũng đang nhích lên kèm theo tiêu chí 'xanh – mát'.

Khổ sở vì nắng nóng

Với nhiều người lao động thủ đô, việc tìm thuê chung cư thương mại nhằm tận dụng các tiện ích hiện đại cũng như vị trí trung tâm đã trở nên khá quen thuộc.

Bên cạnh nguồn cung sản phẩm căn hộ dồi dào trên thị trường, lựa chọn của khách hàng cũng ngày càng được mở rộng. Từ đây, tiêu chí 'chọn mặt gửi vàng' của người thuê nhà hình thành theo mẫu chung: 'rẻ – trung tâm – tiện nghi'.

Bên cạnh những cá nhân, gia đình may mắn thuê được các căn hộ chung cư trong tòa nhà dự án, không ít người đành phải tìm tới những phòng trọ dạng 'nhái' chung cư mini bởi túi tiền eo hẹp.

Đương nhiên, tiền nào của nấy, căn hộ dạng chung cư mini được chủ nhà tự thiết kế, xây dựng đang lộ rõ nhiều nhược điểm so với các tổ hợp chung cư thương mại vốn đòi hỏi trình độ chuyên môn thực sự.

Anh Phạm Huy, một kỹ sư xây dựng 30 tuổi hiện đang thuê trọ tại một căn hộ khép kín 25m2 ở Khương Hạ (phường Khương Đình), cho biết vợ chồng anh đang thường xuyên phải sang nhà họ hàng ngủ nhờ buổi đêm vì thời tiết quá nóng nực.

“Nhà trọ xây khép kín, có lắp điều hòa, nhưng vì căn hộ tôi thuê ở trên tầng 5, lại hướng chính Tây nên những ngày gần đây không khí như thiêu đốt. Có bật điều hòa cũng không lại được, vì khí nóng tích tụ suốt 12-14 tiếng đồng hồ vẫn âm ỉ trong 4 bức tường. Rẻ hơn được chung cư một triệu đồng/tháng thế này thì chẳng bõ anh ạ” – anh Huy than thở.

Dù sao anh Huy vẫn có chỗ để tránh nóng, vẫn còn may mắn so với những trường hợp như chị Mỹ Hạnh (thuê tại Đình Thôn, Mỹ Đình). Qua hai đợt nắng cao điểm ở Thủ đô, chị kể đã …sút gần 3 kg vì sinh hoạt bị đảo lộn dưới nền nhiệt thường trực từ 32-34 độ trong phòng.

Theo tìm hiểu của PV, đây là khu nhà trọ cao 5 tầng, mỗi tầng gồm 6 căn hộ đối xứng nhau. Để tận dụng tối đa diện tích đất, chủ nhà thiết kế cầu thang gần như dốc đứng và chỉ duy 2 căn phòng ở đầu hồi là có khoảng không gian cho không khí lưu thông.

Do không có công trình cao tầng che chắn xung quanh lại xử lý trần chống nóng sai quy cách nên hầu hết các phòng từ tầng 3 tới tầng 5 đều giữ nhiệt cao tới nửa đêm.

“Chẳng có người quan, họ hàng ở Hà Nội, lại không thể nhờ mãi bạn bè, nên tháng vừa rồi, tôi đã nhiều lần phải thuê khách sạn bình dân để tránh nóng ban đêm và nghỉ ngơi. Với chi phí như vậy, tôi dự định sẽ chuyển sang thuê chung cư thương mại” – Hạnh chán nản cho biết.

Hầu hết các phân khúc bất động sản nhà ở đều cần hướng tới tiêu chí khoảng xanh
Tìm tới tiêu chí “xanh”
Để tăng giá trị cho bất động sản, một số chủ đầu tư đang áp dụng khá thành công mô hình nhà ở với thiết kế hiện đại, tối ưu hóa khoảng xanh (vườn cây, mặt nước, hồ bơi….), chẳng hạn như Vihajico, Phú Mỹ Hưng, VinGroup, Hải Phát hay mới đây là Việt Hưng.

Về phía người có nhu cầu nhà ở, lựa chọn được loại sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu – khả năng tài chính luôn giữ vai trò quan trọng nhất. Trong khi đó, với phần đa cá nhân, gia đình chưa nghĩ tới việc mua sắm bất động sản do tài chính không cho phép, thì lựa chọn duy nhất vẫn là thuê nhà.

Trao đổi với PV, nhiều người dân hiện đang sinh sống tại Trung Hòa – Nhân Chính, khu vực chợ Thái Hà cũ (gần hồ Hoàng Cầu, Đống Đa) đều tỏ ra hài lòng về nơi cư ngụ tạm thời của mình (chung cư thương mại cho thuê).

Cụ thể, những khu vực kể trên đều giàu khoảng xanh, mặt nước lại thêm thiết kế không gian kiến trúc hài hòa nên không khí vẫn mát mẻ thường xuyên dù vào thời gian nóng cao điểm như vừa qua.

Ngược lại, ở những địa bàn thưa thớt cây xanh – dư thừa bê tông như dọc đường Tố Hữu, Nguyễn Xiển hay thậm chí Tây Sơn – Nguyễn Lương Bằng – Xã Đàn, cho dù có ở chung cư trung – cao cấp thì nhiều người vẫn toát mồ hôi vì cái nóng.

Ông Hải Minh, một người dân sinh sống tại chung cư cao tầng cách ngã tư Khuất Duy Tiến – Tố Hữu khoảng 1km, chia sẻ: “Ở chung cư đương nhiên phải hơn ở nhà trọ cấp 4 hoặc nhà khép kín tự xây kiểu chung cư mini. Nhưng nếu thiếu bóng cây, không gian xanh xung quanh và nội khu thì cũng rất nóng bức, khó chịu. Cứ bước ra khỏi căn hộ là thấy nóng hầm hập. Không lẽ phải nằm trong phòng bật điều hòa 24/24?”

Chính thực tế trên đã gián tiếp làm 'mất giá' nhiều chung cư bình dân ở khu vực ngoại vi Hà thành, đặc biệt là các địa bàn mới được hoàn thành quy hoạch hạ tầng giao thông – xã hội.

Đối với người thuê nhà, lựa chọn 'tiêu chí xanh' đang dần trở nên phổ biến bởi chính đòi hỏi từ cuộc sống thường ngày. Thậm chí, không gian xanh, thoáng đãng còn được đề cao hơn yêu cầu về giá thành và vị trí trung tâm nội đô.

(Theo Thời báo kinh doanh)